0984.064.115

KỸ NĂNG NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN BẢO VỆ NGƯỜI DÂN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La thực hiện theo Công văn số 1626/STTTT-CNTTVT ngày 01/11/2024 của Sở Thông tin và Truyền thông và Công văn số 2704/ SYT-VP ngày 11/11/2024 của Sở Y tế tỉnh Sơn La về việc tiếp tục tổ chức tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trực tuyến.  

Một số thông tin về tội phạm mạng trong nước sử dụng để lừa đảo trực tuyến và khuyến nghị người dân cách phòng tránh: cv gui cac so tttt tuyen truyen phong chong lua dao truc tuyen lan 2-3

Sổ tay kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến: so tay ky nang nhan dien va phong chong lua dao tt cattt 1-2

 Việt Nam hiện có hơn 100 triệu dân, với hơn 70 triệu người sử dụng Internet. Trong giai đoạn đẩy mạnh và tăng tốc chuyển đổi số như hiện nay, các đối tượng xấu đã lợi dụng sự bùng nổ về công nghệ thông tin và những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại (như tương tác qua mạng xã hội, các ứng dụng nhắn tin OTT,…) để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.Thời gian qua, người dân Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với vấn nạn lừa đảo qua mạng (lừa đảo trực tuyến), các đối tượng lừa đảo tìm mọi cách để lợi dụng, khai thác đánh vào điểm yếu nhất là con người. Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng lừa đảo áp dụng nhiều biện pháp tác động tâm lý để lấy lòng tin và dẫn dắt theo kịch bản. Các hình thức lừa đảo trên mạng liên tục gia tăng không ngừng, từ lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư… Và mục tiêu cuối cùng của các đối tượng nhằm đến là “tài chính”.

Ngoài những biện pháp kỹ thuật, việc nâng cao nhận thức, cùng với các kỹ năng từ cơ bản tới nâng cao cho người dân được xem là một trong những biện pháp hàng đầu giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của lừa đảo trực tuyến. Khi người dân, những người yếu thế nắm vững được các kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến sẽ cảnh giác hơn, từ đó giảm thiểu vấn nạn lừa đảo trực tuyến đang xảy ra hàng ngày. Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng không chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Việc tự bảo vệ bản thân trên không gian mạng là một hành trình không ngừng nghỉ, đòi hỏi sự cảnh giác và nỗ lực liên tục. Mỗi người cần nắm được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một người dùng an toàn và thông minh trên không gian mạng 

Quy tắc “6 KHÔNG” – Trích Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin biên soạn
  •  KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.
  • KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.
  • KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.
  • KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính… nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.
  • KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.
  • KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”…
Các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp về an ninh mạng – Trích Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin biên soạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.