0984.064.115

GIÁO DỤC SỨC KHOẺ BỆNH MÀY ĐAY

Mày đay có biểu hiện lâm sàng là các dát đỏ và/hoặc sẩn phù, có thể kèm theo phù mạch hoặc không; tổn thương ở lớp trung bì hoặc hạ bì; được phân loại thành mày đay cấp và mày đay mạn.

1. Nguyên nhân gây bệnh

– Tác nhân vật lý: nhiệt độ, áp lực, ánh nắng, rung động,…

– Một số tác nhân khác: nước, tiếp xúc, cholinergic…

– Nhóm mày đay tự phát (vô căn) là hay gặp nhất.

2. Triệu chứng

– Sẩn phù: các sẩn phù màu trắng, đỏ ranh giới rõ và/hoặc quầng đỏ, kích thước 1 – 8 cm hình tròn, ovan, đa cung, mảng lớn, thường xuất hiện và biến mất trong vòng 24 giờ mà không để lại dát thâm.

– Phù mạch: biểu hiện đau, sưng nề bàn tay, chân, môi, mắt, lưỡi, sinh dục, sưng nề thanh gây khó thở. Phù mạch có thể kéo dài đến 72 giờ.

– Cơ năng: ngứa, đôi khi nóng rát tại tổn thương.

– Toàn thân:

+ Các triệu chứng cấp tính như khó thở, suy hô hấp, tiếng rít thanh quản xuất hiện khi có phù mạch gây chít hẹp đường hô hấp, bệnh nhân cần phải xử trí cấp cứu.         + Các triệu chứng khác tùy thuộc nguyên nhân: sốt, viêm long đường hô hấp, viêm đường hô hấp trên trong mày đay do nhiễm khuẩn.

Hình ảnh bệnh nhân bị mày đay tại Bệnh viện Phong va Da liễu tỉnh Sơn La

3. Điều trị

– Tìm nguyên nhân và loại trừ nguyên nhân (nếu có).

– Điều trị theo thể bệnh.

4. Phòng bệnh

– Tránh các tác nhân nghi ngờ gây bệnh hoặc làm khởi phát mày đay.

– Tránh cào gãi

– Dùng thuốc theo đơn, không tự ý ngừng thuốc.

 5. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh mày đay

     5.1.Dinh dưỡng khi bị mề đay

– Tránh các thực phẩm mà cơ thể có tiền sử dị ứng.

– Tránh các thực phẩm mà cơ thể không có khả năng dung nạp hoặc dung nạp.

– Lập bảng theo dõi các thực phẩm sử dụng trong vòng 7 ngày gần nhất, đặc biệt là người bị mề đay dị ứng nặng, có tiền sử sốc phản vệ khi phát mề đay dị ứng. Cách theo dõi này giúp bác sĩ có thể xác định nhanh dị ứng nguyên và can thiệp sớm nếu bạn không may bùng phát dị ứng mề đay trở lại.

– Đối với các loại thức ăn lạ, tốt nhất nên cẩn thận. Đặc biệt là các món thập cẩm, các loại sốt, nước chấm hỗn hợp. Các loại thực phẩm này do được chế biến từ rất nhiều thành phần nên dễ gây dị ứng nếu người sử dụng không biết chúng có các thành phần thực phẩm gây dị ứng với mình.

– Không nên gãi khi bị mề đay: Khi bị mề đay mẩn ngứa, gãi có thể giúp bạn giảm ngứa tạm thời nhưng lại ảnh hưởng xấu đến làn da vì khiến cho vùng da bị mề đay dễ lan rộng, kèm theo tình trạng tổn thương, xây xát da, dễ dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.

   5.2. Những thực phẩm cần kiêng kỵ

– Khi đang nổi mề đay, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.

– Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, ớt.

– Kiêng những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, cá, ghẹ, mực, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, sô cô la, trứng, sữa… Hải sản là nhóm thực phẩm dễ khiến nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng mẫn cảm nhất, do trong nhóm thực phẩm này có thành phần chủ yếu là các loại protein parvalbumin có thể gây phản ứng với những người nhạy cảm gây nên tình trạng dị ứng nổi mẩn ngứa.

– Khi bị dị ứng hải sản không chỉ biểu hiện nổi mề đay ngứa ra bên ngoài cơ thể mà chúng còn gây dị ứng bên trong đường tiêu hóa, gây phản ứng toàn thân có thể gây sốc phản vệ và vô cùng nguy hiểm.

– Với trẻ em, cần ăn giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.